NGÀY SỨC KHỎE TIM MẠCH THẾ GIỚI 29/9

DÙNG TRÁI TIM ĐỂ HIỂU VỀ TRÁI TIM

Ngày Tim mạch Thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000 bởi Liên đoàn Tim mạch Thế giới (WHF). Nhưng đến năm 2013, WHF đã quyết định chọn ngày 29 tháng 9 hàng năm để tổ chức Ngày Tim mạch Thế giới (WHD). Sự kiện này được dùng để thu hút sự chú ý của mọi người đến bệnh tim và các vấn đề khác nó có thể gây ra. Mục đích chính của Ngày Tim mạch Thế giới (WHD) là khuyến khích thực hiện các biện pháp khác nhau về dự phòng và thay đổi lối sống ở mỗi cá nhân để họ có thể tránh được các cơn đau tim, đột quỵ cũng như các bệnh tim mạch khác.

Trong những năm qua, một cộng đồng gồm hơn 200 tổ chức trên toàn thế giới đã tổ chức nhiều sự kiện khác nhau để thực hiện cam kết của ngành y tế và các tổ chức tim mạch ở hơn 100 quốc gia. Vào ngày 29/9, để hưởng ứng ngày Sức khỏe Tim mạch Thế giới, rất nhiều nơi trên thế giới tổ chức các sự kiện kiểm tra sức khỏe miễn phí, sự kiện hoạt động thể thao, chạy marathon, đạp xe, cũng như các sự kiện liên quan khác. Khẩu hiệu của Ngày Tim mạch Thế giới 2019, "Thực hiện lời hứa về trái tim", nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò tích tực của mỗi cá nhân trong hành trình chống lại bệnh tim - cho những người thân yêu, gia đình và cho chính chúng ta. Gần 18 triệu người dưới 60 tuổi chết vì bệnh tim mạch mỗi năm và một số báo cáo dư báo con số này có thể tăng lên 23 triệu vào năm 2030. Đó là lý do tại sao, hành động ngay hôm nay là điều quan trọng nhất. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN BỆNH LÝ TIM MẠCH KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG GIỐNG NHAU

Khi đối diện với bệnh tim mạch, bệnh nhân thường sẽ chia theo 2 nhóm phản ứng, một là "phó mặc cho số phận" mà không hề có bất kỳ động thái cải thiện bệnh lý nào, hai là tích cực hành động và đặt niềm tin vào việc cải thiện bệnh lý đang mắc phải. 
Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học về sức khỏe chỉ ra rằng có 2 loại yếu tố dẫn đến bệnh lý tim mạch: những yếu tố có thể thay đổi (bằng cách thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc) và những yếu tố không thể thay đổi được.


Những yếu tố không thể thay đổi:

*Dưới đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch nhưng không có khả năng thay đổi.
  • Giới tính: Theo các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch cao hơn so với nữ giới và độ tuổi mắc bệnh tim mạch còn khá trẻ. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi mãn kinh, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch giữa 2 giới nam và nữ là tương đương nhau.
  • Tuổi cao: Ở những người lớn tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên cùng với thời gian làm việc của trái tim đã lâu năm nên bị suy yếu, vách tim dày hơn hoặc động mạch bị xơ vữa, khiến cho khả năng co bóp của tim bị suy giảm. Do đó, khi tuổi tác càng cao thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người chết do đột quỵ ở độ tuổi >65 chiếm trên 40%.
  • Di truyền: Trong gia đình có người thân có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc bị đột quỵ trước 55 tuổi (nam giới) và trước 65 tuổi (nữ giới) sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
 

Những yếu tố có thể thay đổi:

*Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch có thể thay đổi có liên quan đến quá trình phát triển và trưởng thành của con người.
  • Hút thuốc: nicotin làm tăng nhịp tim, trong khi đó carbon monoxide làm giảm lượng oxy trong máu. Sự kết hợp của hai hợp chất này có trong thuốc lá sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch – Đây chính kẻ thù không đội trời chung của sức khỏe tim mạch.
  • Huyết áp: huyết áp cao kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí có thể dẫn đến tử vong
  • Mức cholesterol toàn phần: lượng cholesterol trong máu càng nhiều thì nguy cơ mảng bám tích tụ trong mạch máu càng cao.
  • HDL: cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (High Density Lipoprotein Cholesterol) vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý, tại gan các cholesterol sẽ được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể, do đó HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô. Đây là lý do nó được gọi là mỡ tốt. Chỉ số HDL-Cholesterolcàng cao càng tốt cho sức khỏe. Cụ thể khi chỉ số HDL - cholesterol của bạn càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch của bạn sẽ càng thấp.
  • Chỉ số đường huyết: nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn đến xơ cứng động mạch và gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
 

"MẸO" KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ GÂY NÊN BIẾN CHỨNG VỀ BỆNH TIM MẠCH

 


1. ĂN NHIỀU RAU VÀ TRÁI CÂY
Ăn ít nhất 5 khẩu phần trái cây tươi và rau củ mỗi ngày giúp cơ thể bạn chống lại ""các gốc tự do"" cũng như cung cấp vitamin E, C, beta carotene - Hỗ trợ tích cực cho sức khỏe tim mạch

2. ÍT MUỐI
WHO khuyến nghị người trưởng thành nên tiêu thụ ít hơn 5 gram muối mỗi ngày. Mức tiêu thụ trung bình hiện nay là 10-12 gram: chúng ta có thể giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch (cũng như giảm 23% nguy cơ đột quỵ) chỉ bằng cách giảm một nửa lượng muối ăn vào.

3. HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT
Chỉ cần tối thiểu 40 phút vận động theo mức thể lực của bạn, 3 lần một tuần sẽ giúp bạn giảm cân, tăng mức HDL (“cholesterol tốt”), giảm chất béo trung tính và lượng đường trong máu. Bạn có thể thử các hoạt động như đi bộ, đạp xe, trượt tuyết hoặc bơi lội cũng như các loại hoạt động thể chất khác tùy theo sở thích và thể lực.

4. KIỂM SOÁT MỨC HUYẾT ÁP
Huyết áp nên được kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là sau 40 tuổi. Chỉ số huyết áp sẽ khác nhau tùy theo tình trạng của mỗi người, nhưng nhìn chung, một người trưởng thành khỏe mạnh nên duy trì huyết áp ở mức dưới 120mmHg và trên 90mmHg.

5. KHÔNG HÚT THUỐC
Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 5 lần so với người không hút thuốc. Ngoài ra, hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp cao. Ngay cả việc hít phải khói thuốc thụ động cũng có thể gây ra đến 30% nguy cơ mắc các bệnh do hút thuốc lá gây ra.

6. KIỂM SOÁT LƯỢNG CHOLESTEROL
Nên tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo động vật (bơ, phô mai, mỡ lợn, thịt mỡ) và dầu thực vật, thay vào đó hãy ưu tiên các thực phẩm giàu Omega 3, 6 và 9 (dầu cá, dầu ô liu nguyên chất, dầu hạt hướng dương, dầu hạt lanh, dầu hạt gai dầu).

7. KIỂM SOÁT CÂN NẶNG VÀ VÒNG EO
Mỡ bụng dư thừa có liên quan đến các bệnh chuyển hóa như rối loạn lipid máu và tiểu đường; tăng cân nói chung cũng có thể gây nên bệnh cao huyết áp.

8. TĂNG CƯỜNG CÁC LOẠT HẠT
Hàm lượng chất béo lành mạnh trong các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân, quả óc chó và hạt dẻ cười có khả năng làm giảm đáng kể nồng độ insulin - Loại hormone chịu trách nhiệm giữ natri có hại cho tim. Các loạt hạt này là lựa chọn tuyệt vời để ngăn chặn cơn đói, đồng thời, giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa nhờ chất xơ và Omega 3.

9. NÓI KHÔNG VỚI THỰC PHẨM CHẾ BIẾN SẴN VÀ BIA RƯỢU
Cắt giảm bột mì, đường và chất béo hydro hóa, đồng thời ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt – chứa nhiều chất xơ, chưa qua chế biến và ít đường. Đồ uống có cồn nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải (tối đa 1-2 ly rượu mỗi ngày).
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây